Để sử dụng thẻ và các sản phẩm của ngân hàng, thông thường các khách hàng sẽ mất khá nhiều khoản phí để duy trì tài khoản và thực hiện các giao dịch của mình. Trong đó, ngân hàng sẽ thu định kỳ khoản phí thường niên. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn thông tin liên quan đến phí thường niên và cách giảm phí thường niên
Phí thường niên là gì?
Khi các bạn sử dụng thẻ của bất kỳ một ngân hàng nào đó, đều sẽ mất một khoản phí ngay từ khi thẻ được phát hành, gọi là phí thường niên. Thực tế, chỉ khi các bạn sử dụng các giao dịch phát sinh liên quan đến thẻ hay tài khoản thanh toán thì ngân hàng mới thu phí này của các bạn. Bởi có rất nhiều tính năng của tài khoản ngân hàng liên quan nhưng không thuộc đối tượng phải chịu phí thường niên: tài khoản tiết kiệm, mở tiết kiệm,…
Loại phí này còn được xem như một loại chi phí dùng để quản lý tài khoản của bạn được nộp cho ngân hàng. Qua đó, ngân hàng có trách nhiệm quản lý thẻ, quản lý tiền trong thẻ và các giao dịch liên quan đến thẻ và tài khoản: nhận - chuyển tiền.
Phí thường niên là bao nhiêu?
Mỗi loại thẻ và mỗi ngân hàng sẽ có mức thu phí thường niên khác nhau, bao gồm
- Thẻ ghi nợ, thẻ thanh toán nội địa: 50 nghìn đồng – 150 nghìn đồng
- Thẻ thanh toán quốc tế Mastercard/Visa: 100 nghìn đồng – 500 nghìn đồng (tùy vào giá trị của từng loại thẻ)
- Thẻ tín dụng: chênh lệch dao động của phí thường niên ở thẻ tín dụng là rất lớn: từ 400 nghìn đồng và lên đến 10 triệu đồng. Do thẻ càng có hạn mức cao thì phí thường niên sẽ càng cao.
Phân biệt phí thường niên và phí duy trì tài khoản
Hai loại phí này đều là phí do ngân hàng thu để duy trì hoạt động tài khoản của bạn. Tuy nhiên có rất nhiều người nhầm lẫn giữa hai loại tài khoản này.
Phí duy trì tài khoản được thu hàng tháng. Tuy nhiên một số ngân hàng hiện nay đã có chính sách nếu trong tài khoản của bạn duy trì một khoản tiền nhất định, trong khoảng thời gian nhất định thì sẽ không bị mất phí duy trì tài khoản.
Ví dụ: Ngân hàng Techcombank có phí duy trì tài khoản là 11 nghìn đồng/ tháng. Nhưng bạn luôn duy trì số dư trong tài khoản của mình là 2 triệu đồng hoặc ngày cuối tháng, số dư trong tài khoản của bạn là 60 triệu (2 triệu x 30 ngày) và được để duy trì trong tối thiếu 24h thì bạn sẽ không bị mất 11 nghìn đồng tiền phí duy trì tài khoản
Các cách để giảm phí thường niên
Trên lý thuyết là không thể tránh được việc nộp phí thường niên nhưng hiện nay một số ngân hàng để thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm của minh cũng đã đưa ra một vài chính sách ưu đãi cho khách hàng mới. Các bạn mở mới tài khoản có thể được miễn phí thường niên trong vòng 1 – 2 năm đầu sử dụng thẻ. Tuy nhiên, không phải lúc nào ngân hàng cũng có ưu đãi này, sẽ tùy dịp chạy chương trình ưu đãi cho khách hàng.
Hoặc các bạn có thể tận dụng các chương trình khuyến mãi của ngân hàng để tích điểm, nhận được quà từ ngân hàng hoặc miễn giảm chi phí cho một dịch vụ nào đó. Từ đó có thể bù đắp được phí thường niên mà bạn phải nộp cho ngân hàng.
Bên cạnh đó, sẽ có các ngân hàng thay đổi mức phí thường niên qua các năm. Vì vậy, khi nhận thấy mức thay đổi phí thường niên khi đến hạn hoặc nhận được thông báo từ ngân hàng về việc thay đổi mức phí thường niên, các bạn nên đàm phán lại với ngân hàng về nhu cầu của bản thân, chấp nhận hay không chấp nhận việc tăng mức phí thường niên. Sẽ có nhiều ngân hàng không muốn mất đi một lượng khách hàng lâu năm chỉ vì việc tăng mức phí thường niên, nên các bạn hoàn toàn có quyền đàm phán về việc tăng phí thường niên.
Phí thường niên là một loại chi phí để ngân hàng có trách nhiệm trong việc quản lý thẻ của bạn, nên chi phí này là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, nếu các bạn không yêu cầu phát hành thẻ thì ngân hàng cũng không thu phí thường niên của bạn. Để vẫn sử dụng được tất cả các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, các bạn cũng có thể lựa chọn việc sử dụng app trực tuyến hay Internet Banking do ngân hàng phát triển để không cần sử dụng đến thẻ tại các cây ATM hoặc thanh toán qua POS.
4.9/5 (115 votes)
Có thể bạn quan tâm: